Menu

Lưu ý khi chăm sóc bảo dưỡng đá tự nhiên trong nhà vệ sinh/phòng tắm

 Nguy cơ từ nhà vệ sinh/phòng tắm
Vi khuẩn thường phát triển một cách dễ dàng trong những môi trường ẩm ướt như những khu vực như nhà vệ sinh, phòng tắm. Trong thực tế, hầu như bất kỳ loại vi khuẩn nào đều có thể tăng gấp đôi số lượng của chúng chỉ trong 15 phút và trong quá trình của một ngày 8 giờ bình thường, một số vi khuẩn có thể nhân lên tới hơn 15 triệu và tồn tại cả trong nhiệt độ nước đóng băng và nước sôi.

Để hạn chế hiệu quả các vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh trên đá tự nhiên, một điểm cần lưu ý là bản chất của đá có cấu trúc khác so với các loại vật liệu khác như gạch, porcelain, kim loại và nhựa. Đặc biệt, đá tự nhiên có tỉ lệ thấm hút nước nhất định bởi cấu trúc của đá không hoàn toàn đặc. Vi khuẩn và nấm mốc chỉ có thể phát triển ở trong môi trường có độ ẩm nhất định. Do đặc tính thấm hút nước của đá tự nhiên, vi khuẩn và nấm mốc có thể phát triển bên trong đá tự nhiên.

nhatam

Chăm sóc – bảo dưỡng đá tự nhiên trong nhà vệ sinh đúng cách

Đá tự nhiên được sử dụng nhiều trong nhà tắm, nhà vệ sinh như lát sàn, ốp tường, làm mặt bàn lavabo, bồn rửa…Chính vì thế, bên cạnh mục đích làm đẹp bề mặt, kéo dài thời gian sử dụng, đá tự nhiên trong các khu vực này cần được chăm sóc và bảo dưỡng đúng cách để đảm bảo yếu tố vệ sinh, an toàn cho sức khỏe. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý trong quá trình sử dụng - chăm sóc – bảo dưỡng đá tự nhiên trong nhà vệ sinh:

1. Sử dụng sản phẩm làm sạch phù hợp:

Các chất vệ sinh, làm sạch thông thường được sản xuất với mục đích loại bỏ chất bẩn và vi khuẩn trên bề mặt. Chúng không có tác dụng làm sạch đối với những loại vật liệu bị chất bẩn, vi khuẩn thâm nhập sâu vào bề mặt như đá tự nhiên. Chính vì thế không thể sử dụng các sản phẩm thông thường này để làm sạch đá tự nhiên. Hơn thế nữa, hầu hết các sản phẩm này đều có tính tẩy rửa mạnh, chứa axit có thể làm ảnh hưởng tới vẻ đẹp và tuổi thọ của đá tự nhiên.

Chỉ nên sử dụng các sản phẩm chuyên biệt dành cho đá tự nhiên được sản xuất với thành phần làm sạch phù hợp cho đá tự nhiên, giúp làm sạch và loại bỏ vi khuẩn có hại cho đá tự nhiên như NEUGEL, ALGAFLOOR, NEUTRAL CLEANER, TILE CLEANER…

2. Sử dụng chất chống thấm chuyên dụng

Sử dụng các loại chất chống thấm chuyên biệt dành cho đá tự nhiên. Các loại chất chống thấm dành cho đá tự nhiên không chỉ hoạt động ở bề mặt mà chúng thâm nhập sâu dưới bề mặt đá đi tới các lỗ rỗng, ngăn chặn sự thâm nhập của nước, hơi ẩm vào bên trong đá. Từ đó, loại trừ đáng kể của vi khuẩn và nấm mốc gây hại phát triển trong đá tự nhiên. Với các hạng mục đá tự nhiên thường xuyên phải tiếp xúc với nước, môi trường ẩm ướt như nhà vệ sinh, phòng tắm, nên sử dụng các chất chống thấm như: HIDRO 500, HIDRO PROTECTOR MM, STONE TOP PROTECTOR, PROTEX, PRO TW LUX,…

3. Phủ bảo vệ bề mặt

Để bảo vệ bề mặt, hạn chế tối đa sự xâm nhập của nước, chất bẩn, vi khuẩn…vào đá tự nhiên làm xấu đá, nên sử dụng các chất phủ bảo vệ bề mặt dành cho đá tự nhiên sử dụng trong các hạng mục của nhà vệ sinh, nhà tắm như SOLID WAX, LIQUID WAX, CERLUX 50, HIDROFAB AR.

phong-tam

4. Duy trì chăm sóc hàng ngày và bảo dưỡng định kỳ:

Chăm sóc hàng ngày đá tự nhiên là cách đơn giản và quan trọng nhất để duy trì vẻ đẹp của đá tự nhiên. Việc này càng có ý nghĩa hơn với các hạng mục đá tự nhiên thường xuyên tiếp xúc với nước...Cần hạn chế tối đa việc đọng nước trên các bề mặt đá tự nhiên. Làm sạch và lau khô nước càng sớm càng tốt. Sử dụng các chất làm sạch dành cho đá trong bất kỳ trường hợp nào.
Nên thực hiện chống thấm định kỳ sau mỗi 1 đến 2 năm tùy vào tình trạng sử dụng. Để duy trì vẻ đẹp, tăng cường độ bóng của đá, tùy vào thực tế sử dụng đá, thực hiện đánh bóng định kỳ 6-12 tháng/lần.

Để được tư vấn về cách chăm sóc – bảo dưỡng đá tự nhiên, Quý khách vui lòng liên hệ:
Bộ phận Stonecare – Công ty liên doanh Vinastone
Hotline: 0989.952.799

Các Tin tức sự kiện khác
Về đầu trang
Giỏ hàng