Menu

Làm sạch vết bẩn trên đá tự nhiên

 

Hàng ngày bộ phận Stonecare của chúng tôi nhận được rất nhiều các câu hỏi của khách hàng như: “Tôi vừa làm đổ dầu ăn ra mặt bàn bếp. Dù tôi đã lau rất kỹ nhưng vẫn để lai vết loang trên đá” hay “Làm thế nào để làm sạch vết ố vàng do café” hoặc “Sàn đá nhà tôi có một khoảng loang đổi màu rất lớn, tôi có thể làm sạch hay cần thay thế bằng đá mới?”

Và chúng tôi chắc chắn rằng đây chỉ là một trong rất nhiều thắc mắc, băn khoăn của người sử dụng khi gặp phải các vấn đề tương tự trong đời sống hàng ngày. Nếu bề mặt đá đã được chống thấm tốt và xử lý đúng cách thì các câu hỏi nêu trên sẽ ít đi. Tuy nhiên, trong thực tế, sinh hoạt hàng ngày có nhiều tình huống khiến bề mặt đá của bạn có thể bị bẩn. Vết bẩn xuất hiện khi có một loại chất nào đó thấm sâu vào bên trong bề mặt đá tới một mức độ mà bạn không thể lau sạch bằng cách thông thường được. Khi đó để làm sạch vết bẩn, chúng ta cần sử dụng sản phẩm làm sạch phù hợp.

lam-sach

Để làm sạch vết bẩn, các chuyên gia khuyên bạn nên làm theo các bước sau:
1. Xác định loại vết bẩn trước khi làm sạch
2. Làm sạch càng nhanh càng tốt. Càng để lâu, vết bẩn càng khó làm sạch.
3. Khi vết bẩn xuất hiện, hãy làm sạch bằng khăn bông sạch hoặc khăn giấy sạch màu trắng.
4. Lau sạch nhẹ nhàng vết bẩn, không chùi mạnh hay làm vết bẩn loang thêm ra.
5. Nên sử dụng một lượng hóa chất vừa đủ để làm sạch vết bẩn

Để xác định loại vết bẩn, chúng ta cần trả lời các câu hỏi sau: Nguyên nhân gây ra vết bẩn là gì? Màu sắc vết bẩn là gì? Vị trí vết bẩn ở đâu? Vết bẩn đã xuất hiện ở đó bao nhiêu lâu? Vết bẩn có liên quan gì tới mật độ đi lại hay không? Từ đó chúng có thể xác định được loại vết bẩn:

- Vết bẩn chứa dầu (dầu mỡ, dầu nhờn hắc ín, dầu nấu ăn, sữa, mỹ phẩm, …) sẽ làm đá bị sạm lại.
- Vết bẩn hữu cơ (cà phê, trà, nước hoa quả, thuốc lá, giấy, thức ăn, lá..) gây ra những vết bẩn màu nâu, hồng nhạt.
- Vết bẩn do kim loại (sắt, gỉ sắt, đồng đỏ, đồng thiếc, …) có màu cam đến nâu, có hình giống những vật tạo ra nó như đinh, chốt cửa, đinh

lam-sach

- Vết bẩn đồng và thiếc có màu xanh lá cây hoặc màu nâu xám.
- Vết bẩn sinh học (tảo, nấm mốc, địa y, rêu, nấm, …), vết bẩn do mực (bút bi, mực, pháo sáng…)
- Vết bẩn do sơn, lửa và khói cũng làm xấu bề mặt đá.
- Các vết bẩn do bản chất của đá.

Sau khi làm sạch ban đầu, nếu vết bẩn không hết, cần sử dụng hóa chất chuyên dụng để làm sạch hoàn toàn vết bẩn. Nếu bạn không chắc chắn nên sử dụng loại hóa chất nào, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến chuyên môn trước khi đưa ra quyết định.

Nếu bạn có thắc mắc hoặc gặp phải các vấn đề về vết bẩn trên đá tự nhiên, hãy liên hệ với Vinastone.
Bộ phận Stonecare – Công ty liên doanh Vinastone
Ms. Lê Thị Thảo
Email: mailto:stonecare@vinastone.com
Điện thoại: 04.3 642 17 21 (Ext. 106)/ 0989 952 799

Các Tin tức sự kiện khác
Về đầu trang
Giỏ hàng